Trích đo bản đồ địa chính, vẽ bản vẽ

Trích lục bản đồ địa chính nhằm cung cấp, xác thực thông tin về đất đai. Để hiểu trích lục bản đồ địa chính là gì? Trường hợp nào cần trích lục bản đồ hãy xem quy định dưới đây.

Trích lục bản đồ địa chính là gì? Các trường hợp cần trích lục

1. Trích lục bản đồ địa chính là gì?

Hiện nay, trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều quy định về trích lục bản đồ địa chính nhưng lại không định nghĩa hay giải thích trích lục bản đồ địa chính là gì.

Theo Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính thì trích lục bản đồ địa chính chứa những thông tin về thửa đất, gồm:

  • Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất (xã, huyện, tỉnh);
  • Diện tích thửa đất;
  • Mục đích sử dụng đất;
  • Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú;
  • Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;
  • Bản vẽ thửa đất gồm: Sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa.
  • Như vậy, trích lục bản đồ địa chính là một hình thức cung cấp, xác thực thông tin thửa đất.

2. Trích đo địa chính thửa đất là gì?

Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.

Kết quả của trích đo địa chính là mảnh trích đo địa chính (đây là bản vẽ thể hiện kết quả trích đo thửa đất). Trích đo địa chính là một trong những thành phần của hồ sơ trình UBND cấp huyện, tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất, hồ sơ giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất…

3. Các trường hợp cần trích lục, trích đo địa chính

3.1. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận

Theo điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.

3.2. Cấp lại Giấy chứng nhận

Theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất.

3.3. Là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai

Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã không thành nếu các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, tỉnh thì trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai (theo điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

3.4. Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT khi nhận giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp tỉnh thì người xin giao đất, thuê đất phải nộp 01 bộ hồ sơ.

  • Trong hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.
  • Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.

3.5. Là thành phần hồ sơ trình UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định: Hồ sơ trình UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

3.6. Là thành phần hồ sơ trình UBND quyết định thu hồi đất

Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì có các loại hồ sơ như hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất (Điều 9 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT), hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc (Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT), hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất (Điều 11 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT).

Trong tất cả các loại hồ sơ trên đều phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính, cán bộ đo đạc sẽ phối hợp với công chức địa chính cấp xã,...được quy định cụ thể tại Điều 12 Thông tư 55/2013/TT-BTNMT như sau.

4.  Đo vẽ chi tiết

4.1. Trước khi đo vẽ chi tiết cán bộ đo đạc phải phối hợp với công chức địa chính cấp xã có liên quan

 Người dẫn đạc xác định đường địa giới hành chính trên thực địa căn cứ theo thực tế đang quản lý và thông tin trên hồ sơ địa giới hành chính (trong trường hợp khu vực đo vẽ liên quan đến đường địa giới hành chính); phối hợp với chính quyền địa phương, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực) và cùng người sử dụng đất lân cận xác định ranh giới thửa đất và đánh dấu đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất.

4.2. Việc đo vẽ chi tiết đường địa giới hành chính được thực hiện theo đường ranh giới thực tế đang quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương điểm đo vẽ chi tiết.

Trường hợp đường địa giới hành chính là đường mô tả nằm trên đối tượng giao thông, thủy hệ và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất có dạng hình tuyến khác thì đo vẽ chi tiết 2 bên mép đối tượng đó và tính nội suy đường địa giới hành chính.

Trường hợp đường địa giới hành chính có tranh chấp thì phải đo đạc và thể hiện đường địa giới có tranh chấp theo ý kiến của các bên liên quan.

Trường hợp bản đồ địa chính có cùng tỷ lệ hoặc tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa giới hành chính dạng số đã có thì được chuyển vẽ đường địa giới hành chính từ bản đồ địa giới hành chính, có đối chiếu với thực địa.

4.3. Đo vẽ và thể hiện ranh giới sử dụng đất của thửa đất

- Việc đo vẽ chi tiết ranh giới sử dụng đất của thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý.

Đối với trường hợp ranh giới sử dụng đất trên các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất khác với ranh giới sử dụng đất trên thực tế và các thông tin trên các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất có đủ thông tin để thể hiện trên bản đồ (có tọa độ đỉnh thửa, chiều dài các cạnh…) thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện cả đường ranh giới sử dụng đất của thửa đất theo giấy tờ đó (bằng nét đứt) và ranh giới theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý (bằng nét liền).

Trường hợp ranh giới sử dụng đất trên các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất khác với ranh giới sử dụng đất trên thực tế, nhưng các thông tin trên các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất không có thông tin để thể hiện trên bản đồ thì trên bản đồ địa chính thể hiện đường ranh giới sử dụng đất của thửa đất theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý.

Các thửa đất có ranh giới sử dụng đất trên các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất khác với ranh giới sử dụng đất trên thực tế phải thể hiện và giải thích rõ trong Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này.

Đơn vị đo đạc phải lập danh sách riêng các trường hợp trên, thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với thửa đất do tổ chức sử dụng) nơi có thửa đất để xử lý theo thẩm quyền.

- Khi đo vẽ chi tiết bằng phương pháp toàn đạc, chiều dài cạnh được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài danh định (ms) không vượt quá 20 mm ± 10-6.D mm (D là chiều dài cạnh đo tính bằng km), góc cực được đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc danh định không quá 10 giây.

Kết luận:

  • Trích lục bản đồ địa chính thửa đất là hình thức cung cấp, xác thực thông tin về đất đai.
  • Trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính, kết quả của trích đo là mảnh trích đo địa chính.
  • Trích lục bản đồ địa chính thửa đất không phải là giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất mà trích lục và trích đo địa chính phục vụ yêu cầu quản lý đất đai như cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp đất đai.

5. VƯỢNG PHÚC LAND - Công ty chuyên đo bản đồ địa chính, vẽ bản vẽ tại Long An

  • Đo đạc hiện trạng vị trí nhà – đất. để lập bản vẽ sơ đồ nhà đất
  • Đo vẽ nhà đất để cấp sổ hồng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đo đạc lập bản vẽ chuyển mục đích sử dụng đất hoặc bản vẽ tách thửa đất...
  • Đo đạc cắm mốc ranh đất, xác định ranh giới đất. định vị nhà đất, công trình.
  • Đo đạc xem xét sự chồng lấn ranh đất hoặc tìm thửa đất theo các tài liệu sổ sách cũ
  • Đo đạc phục vụ công tác đền bù giải toả.
  • Đo đạc phục vụ tranh chấp.
  • Đo đạc lập thủ tục giao, thuê đất.
  • Đo đạc lập bản đồ tổng thể phân lô.
  • Đo đạc khảo sát địa hình.
  • Đo đạc tính toán khối lượng san lấp.

Đến với công ty Vượng Phúc Land, Qúy khách hàng sẽ cực kỳ yên tâm về chất lượng dịch vụ mà chúng tôi mang lại.

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đo bản đồ địa chính và vẽ bản vẽ tại Long An. Chung tôi tự hào là với đội ngũ chuyên nghiệp và tận tâm

Quý khách có nhu cầu đo vẽ nhà đất xin hãy gọi ngay cho chúng tôi để được phục vụ - Tư vấn miễn phí: 0961 86 55 68 hoặc hotline: 093 228 1668

Địa chỉ: 27 Châu Văn Liêm, TT Hậu Nghĩa , Huyện Đức Hoà, Long An

Điện thoại: 0961 865 568 hoặc hotline: 0932 281 668

Website: https://vuongphucland.vn/

Email: vuongphucland.vn@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/vuongphuclandlongan